Trang nhất » Tin Tức » Tin tức và sự kiện » Tin nổi bật

Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam

TRUYỀN THÔNG VỀ LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT. KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI LŨ QÉT, SẠT LỞ ĐẤT

Thứ ba - 21/09/2021 07:14

 

  1. Tóm tắt về lũ quét, sạt lở
1.1. Lũ quét: Lũ quét là loại lũ có tốc độ rất lớn, xuất hiện bất ngờ, xảy ra trên một diện tích hẹp, duy trì trong thời gian ngắn, mang nhiều bùn cát và có sức tàn phá lớn, khi xảy ra lũ quét thường kèm theo sạt lở đất, đá.
1.2. Sạt lở: Là hiện tượng đất đá bị sạt, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy
2. Nguyên nhân xảy ra lũ quét, sạt lở :
- Thứ nhất, do đặc điểm tự nhiên tại khu vực, với đặc trưng phần lớn là địa hình đồi núi, độ dốc lớn, lượng mưa 6h lớn nhất có nơi trên 300mm, lượng mưa ngày lớn nhất lên đến trên 1000 mm, khu vực thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn, mật độ sông suối dày thuộc khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.
- Thứ hai, do tình trạng phá rừng làm nương rẫy của người dân, hoạt động khai thác rừng và khoáng sản trái phép tại các khu vực rừng đầu nguồn đã làm mất lớp phủ thực vật, tăng khả năng xảy ra lũ quét.
- Thứ ba, do tác động của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng công trình làm tăng độ dốc sườn đồi núi khi thi công tác tuyến giao thông, kênh mương, đê đập, khai thác vật liệu xây dựng, tình hình địa chất, địa mạo, mưa lũ kéo dài, làm cho đất bị bão hòa nước, gây ra sự gia tăng áp lực thủy động của dòng ngầm.
3. Đặc điểm lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
- Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá.
- Lũ quét có sức tàn phá rất lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, động lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn.
- Trượt lở gây mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội.
4. Các dạng lũ quét, trượt lở
4.1. Các dạng lũ quét
- Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh chủ yếu do mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ trên đường đi.
- Lũ quét nghẽn dòng: do vỡ các đập tạm thời do cây cối, rác, bùn cát và các vật thể khác làm nghẽn dòng sông, suối do mưa lớn gây ra.
- Lũ bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, cuộn chảy với động năng lớn. Lượng bùn đá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp. Một phần bùn đá được lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối. Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn.
- Lũ quét vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình thuỷ điện, thuỷ lới gây ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng.
- Lũ quét hỗn hợp: là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá. Đây là dạng lũ thường xảy ra tại các huyện miền núi và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.
4.2. Các dạng trượt lở .
- Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2- 5cm/năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp. Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét vỡ dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du
Sạt lở đất: Thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển. Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển.
- Sụt lở đấtHay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê. Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
Lở đáLà hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp. Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và lân cận một số khu dân cư.
 5. Khai thác, sử dụng thông tin lũ quét, sạt lở đất
- Khai thác sử dụng các nguồn thông tin cảnh báo chính thống từ các cơ quan Khí tượng Thuỷ văn.
- Kinh nghiệm tại địa phương khi có mưa lớn kéo dài.
6. Kỹ năng phòng chống trước, trong và sau lũ quét, sạt lở đất
6.1. Phòng chống lũ quét và sạt lở trước khi xảy ra
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo nguy cơ lữ quét, sạt lở đất. Giữ liên lạc và tuân thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương
- Xây dựng, trích lục, sử dụng được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
- Lắp đặt biển báo tại các nơi có nguy cơ lũ quét sạt lở.
- Chuẩn bị sẵn sàng nếu phải di dời khỏi nơi có nguy cơ lũ quét sạt lở đất, đảm bảo lương thực thực phẩm và thuốc men cần thiết.
6.1. Khi xảy ra lũ quét và sạt lở
- Cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình lũ quét sạt lở, tình hình mưa lớn tại địa phương, thực hiện các biện pháp ứng phó.
- Tìm hiểu các lộ trình sơ tán, các kế hoạch trú ẩn và ứng phó với lũ quét. Khi có khả năng xảy ra lũ quét hãy chủ động sơ tán, đừng chờ đến khi có hướng dẫn di chuyển.
- Không đi qua ngầm, tràn, cầu, cống hoặc các đường giao thông khi lũ đang tràn qua.
- Không bơi lội, đánh bắt cá, vớt củi trong vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
- Tham gia tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ.
6.1. Khắc phục hậu quả lũ quét và sạt lở
- Tham gia tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, chữa người bị thương, phục vụ lương thực, thực phẩm và thuốc men thiết yếu tại khu vực bị chia cắt hoặc điểm sơ tán.
- Huy động các lực lượng của địa phương don dẹp, tu sửa nhà cửa, trường học, trạm y tế.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
- Kiểm tra, đánh giá, thống kê và báo cáo tình hình thiệt hại tới các cấp.
- Tiếp nhận các nguồn cứu trợ, tu sửa lại công trình, có kế hoạch phục hồi, tái thiết sau thiên tai.
- Chủ động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, đá đến cán bộ, hội viên trong tổ chức Hội mà mình tham gia tại địa phương hoặc bà con Nhân dân khu dân cư mình sinh sống; tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
 
 

Tác giả bài viết: ĐÀI KTTV TỈNH QUẢNG NAM

Nguồn tin: Đài Khí tượng Thủy Văn tỉnh Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin tức và sự kiện

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC CÁC KIẾN THỨC VỀ LŨ. KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI LŨ XẢY RA

21.09.2021 07:35


Tỉnh Quảng Nam có địa hình phần lớn là đồi núi dốc chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên nên khả năng tập trung nước nhanh. Lượng mưa trong mùa lũ lớn, sông suối ngắn và dốc do đó mà lũ ở lưu vực xảy ra rất ác liệt với cường suất lũ lớn. Lũ trên các sông trên lưu vực có đủ các dạng lũ đơn, lũ kép, có...

Các website liên quan