Trang nhất » Tin Tức » PP phòng chống thiên tai và ngập lụt » Phòng chống thiên tai

Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam
Khí tượng Quảng Nam

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ XÂM NHẬP MẶN

Thứ ba - 21/09/2021 07:18
1. Biên tập tóm tắt, tài liệu kiến thức xâm nhâp mặn
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước biển xâm nhập vào vùng nước ngọt của lòng sông hoặc các tầng nước ngọt dưới đất. Hiện tượng này diễn ra phổ biến tại các cửa sông tiếp giáp với biển. Vào mùa nước cạn, lượng nước từ sông đổ ra biển giảm thấp, nước biển lấn sâu vào sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn, độ mặn sẽ giảm dần theo hướng vào đất liền (Lê Anh Tuấn, 2008).
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ 4%o xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn
Mức độ xâm nhập mặn vào sâu và xa trong đất liền phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện tự nhiên (địa hình, chế độ thủy triều cửa sông, nhiệt độ, chế độ mưa, hướng và vận tốc gió, lũ) và do hoạt động con người (xây dựng thủy điện, suy thoái rừng, nhu cầu dùng nước, quy luật vận hành của các công trình ngăn mặn).
2. Đặc điểm xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Độ mặn trong nước sông vùng ven biển tỉnh Quảng Nam là do độ mặn nước biển xâm nhập vào.
Các con sông trong tỉnh phía thượng lưu thường ngắn, độ dốc lớn, lòng sông thu hẹp nhưng về phía hạ lưu lại là các đồng bằng nên độ dốc lòng sông không lớn, dòng sông mở rộng, tạo điều kiện cho dòng triều chảy ngược nên độ mặn dễ dàng xâm nhập vào sâu trong sông
Dòng chảy các sông trên địa bàn tỉnh có hai mùa: mùa cạn và mùa lũ dẫn đến độ mặn trong sông cũng thể hiện hai mùa rõ rệt.
Mùa cạn lưu lượng dòng chảy thượng nguồn nhỏ, độ mặn xâm nhập vào sông lớn và khá ổn đinh. Thời kỳ giữa mùa cạn từ tháng 3 đến tháng 8 là thời kỳ mặn xâm nhập vào sông là lớn nhất, do ảnh hưởng của mưa tiểu mãn nên độ mặn lớn nhất trong thời kỳ này bị gián đoạn, giai đoạn đầu độ mặn lớn thường xảy ra vào tháng 4, giai đoạn sau độ mặn lớn nhất thường xảy ra vào tháng 8. Những năm không có mưa tiểu mãn thì vào tháng 7 hoặc tháng 8 độ mặn trong sông sẽ lớn nhất.
Mùa lũ dòng chảy thượng nguồn lớn tốc độ dòng chảy mạnh độ mặn ít khả năng xâm nhập vào sâu trong sông do vậy độ mặn trong sông sẽ giảm.
3. Khai thác, sử dụng thông tin xâm nhập mặn
Khai thác, sử dụng thông tin xâm nhập mặn qua các số liệu của các trạm đo mặn, bản đồ phân bố mặn, các bản tin dự báo xâm nhập mặn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam được ban hành vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng từ tháng 4 đến 8.
4. Kỹ năng phòng chống trước, trong, sau xâm nhập mặn
- Kỹ năng phòng chống trước khi xảy ra xâm nhập mặn .
  • Tích trữ nước vào bồn chứa, bể chứa, ao hồ;
  • Phát triển và chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu mặn
Chọn hình thức canh tác thích hợp với độ mặn của nước:
+ Độ mặn < 4‰, thời gian nhiễm mặn < 3 tháng: Trồng lúa và hoa màu;
+ Độ mặn > 4 - 8‰, thời gian nhiễm mặn < 6 tháng: Lúa - tôm;
+ Độ mặn > 8‰, thời gian nhiễm mặn > 6 tháng: Nuôi trồng thủy sản.
  • Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng
+ Chuyển một phần đất canh tác 3 vụ lúa sang trồng hai vụ lúa kết hợp nuôi cá đồng, tôm nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.
+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch: 2 vụ lúa (lúa đông xuân - hè thu); 1 vụ lúa + nuôi trồng thủy sản (lúa mùa - tôm cá); 1 vụ lúa + 1 vụ mùa (lúa mùa - rau màu); chuyên màu (bắp, đậu tương, mía, đậu đỗ…); trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi cá.
+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu sang thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven biển.
  • Xây dựng hệ thống cống kiểm soát mặn và tích ngọt ;
  • Xây dựng công trình quy mô lớn để chủ động tích trữ nước ngọt ;
  • Trồng rừng ngập mặn ven biển;
  • Khai thác nguồn nước ngầm hợp lý.
- Kỹ năng phòng chống trong và sau khi xâm nhập mặn xảy ra
  • Tăng cường công tác dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng - thủy văn, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
  • Tổ chức vận hành hợp lý các hệ thống công trình thủy lợi
  • Xác định mức hạn dùng trạm bơm dã chiến bơm dầu để phù hợp sản xuất
  • Đào các kênh rãnh nhỏ trên ruộng để phơi đất và hạn chế mặn trên mặt ruộng
  • Khơi thông luồng lạch, nạo vét kênh mương, tu sửa hệ thống thủy lợi nội đồng. 

Tác giả bài viết: ĐÀI KTTV TỈNH QUẢNG NAM

Nguồn tin: Đài Khí tượng Thủy Văn tỉnh Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Tin tức và sự kiện

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC CÁC KIẾN THỨC VỀ LŨ. KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI LŨ XẢY RA

21.09.2021 07:35


Tỉnh Quảng Nam có địa hình phần lớn là đồi núi dốc chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên nên khả năng tập trung nước nhanh. Lượng mưa trong mùa lũ lớn, sông suối ngắn và dốc do đó mà lũ ở lưu vực xảy ra rất ác liệt với cường suất lũ lớn. Lũ trên các sông trên lưu vực có đủ các dạng lũ đơn, lũ kép, có...

Các website liên quan